THÔNG TIN: CUỘC THI VIẾT LUẬN QUỐC TẾ – INTERNATIONAL SCHOOLS ESSAY 2022 CHO HỌC SINH TOÀN HỆ THỐNG PTLC ALFRED NOBEL

Chủ đề “Climate justice – how would addressing inequality help to combat the climate crisis?
Đến hẹn lại lên, thêm một mùa tham gia thành công cùng các bạn học sinh đến từ nhiều ngôi trường khác nhau, tháng 9 này Water Wise Việt Nam lại tiếp tục mời các bạn học sinh gửi bài tham gia Cuộc thi viết luận quốc tế cùng Quỹ vì Cuộc sống bền vững (Trust for Sustainable Living -TSL). Chủ đề cuộc thi năm nay 2022 là “CLIMATE JUSTICE – HOW WOULD ADDRESSING INEQUALITY HELP TO COMBAT THE CLIMATE CRISIS? tạm dịch “Công bằng Khí hậu – Việc đề cập đến vấn đề bất bình đẳng có thể giúp giải quyết khủng hoảng khí hậu như thế nào?”
Cuộc thi hiện đã được phát động tại một số trường học tại Việt Nam (từ năm 2014) và học sinh Việt Nam cũng đã giành được nhiều giải cao tại cuộc thi này. Với hy vọng mang đến sân chơi cho các bạn học sinh yêu thích tiếng Anh, có trách nhiệm xã hội và môi trường thể hiện khả năng của mình dưới hình thức các bài luận, tranh biện về quan điểm của mình.
Hàng năm, học sinh  ANS luôn có những dự án học tập chủ đề bảo vệ môi trường, bảo vệ hành tinh xanh. Cuộc thi này là một cơ hội tốt để các con được tiếp tục cống hiến những ý tưởng và trải nghiệm trong một sân chơi lớn, bổ ích. Dưới đây là một số hình ảnh học sinh Trường THCS & THPT Alfred Nobel tham gia tranh biện các chủ đề môi trường trong những tiết học tại ANS.

Thêm một số thông tin cho các em học sinh tham gia viết bài luận về chủ đề năm 2022
Xin mời các em học sinh cùng cân nhắc xem việc đề cập đến các vấn đề bất bình đẳng có thể đóng vai trò thế nào trong quá trình giải quyết khủng hoảng khí hậu. Các biểu hiện của bất bình đẳng có thể là:
• Các quốc gia ít phát triển nhất (Least Developed countries – LDC’s) và các quốc gia đang phát triển vùng đảo nhỏ (Small Island Developing States – SIDS) đối mặt với các tác động to lớn của biến đổi khí hậu, trong khi các quốc gia phát triển lại thải ra phần lớn lượng khí thải nhà kính trên toàn thế giới.
• Chỉ 53% trẻ em trên thế giời hoàn thành chương trình trung học cơ sở (secondary school)
• Hơn 9% dân số toàn cầu đang sống ở mức cực kì nghèo khổ.
• Phụ nữ chỉ chiếm 23.7% trong chính phủ của các quốc gia.
• Tỉ lệ người tị nạn toàn cầu đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010.
• Các dân tộc bản địa trên toàn thế giới tiếp tục phải đối mặt với việc bị gạt ra ngoài lề, phân biệt đối xử và loại trừ một cách nặng nề.
Danh sách vẫn còn tiếp tục. Vậy, việc tập trung giải quyết các bất bình đẳng về kinh tế và hình thức khác có thể là giải pháp tiềm năng hay hướng đi dài hạn để giải quyết khủng hoảng khí hậu hay không?
Chúc các ANSer tự tin toả sáng với thật nhiều bài luận giá trị, thể hiện quan điểm và tiếng nói của mình vào công cuộc giải quyết các vấn đề môi trường và biến đổi khí hậu.
(Theo thông tin của BTC cuộc thi)